Khoa học Tự nhiên 6 - Chân trời sáng tạo

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI ĐĂNG}

LỜI NÓI ĐẦU



Các em học sinh thân mến!

Thế giới tự nhiên rất đa dạng và kì thú. Hiểu biết thế giới tự nhiên sẽ giúp con người ngày càng làm chủ cuộc sống, yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, phát triển thế giới tự nhiên một cách bền vững. Các em sẽ được tiếp tục tìm hiểu thế giới tự nhiên và những ứng dụng của nó qua môn Khoa học tự nhiên.

Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc ở cấp Trung học cơ sở và được coi là cầu nối giữa môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở cấp Tiểu học và Vật lí, Hóa học, Sinh học ở cấp Trung học phổ thông.

Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 gồm phần Mở đầu và 11 Chủ để học tập mang đến cho các em những tri thức về chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi năng lượng, Trái Đất và bầu trời, các nguyên lí, khái niệm chung về thế giới tự nhiên. Mỗi chủ đề được chia thành một số bài học, mỗi bài học gồm một chuỗi các hoạt động nhằm hình thành năng lực cho các em. Để học tập đạt kết quả tốt, các em cần tích cực, chủ động thực hiện các hoạt động sau:

Hoạt động Mở đầu bài học đưa ra câu hỏi, tình huống, vấn đề, ... của thực tiễn nhằm định hướng, gợi mở các em huy động kiến thức và kinh nghiệm để bắt nhịp một cách hứng thú vào bài học.

Chuỗi hoạt động Hình thành kiến thức mới là chuỗi hoạt động quan trọng mà ở đó các em cần tích cực quan sát hình ảnh minh họa, làm thí nghiệm, thảo luận, phán đoán khoa học, ... để chiếm lĩnh kiến thức mới của bài học.

Các hoạt động Luyện tập, Vận dụng giúp các em ôn kiến thức, rèn kĩ năng của bài học và sử dụng kiến thức, kĩ năng đó để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Hoạt động Mở rộng, giúp các em tìm hiểu thêm kiến thức hoặc ứng dụng liên quan đến bài học.

Cuối mỗi bài học là hệ thống bài tập, nhằm tạo điều kiện cho các em tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình.

Bảng Giải thích thuật ngữ cuối sách, giúp các em tra cứu nhanh các thuật ngữ khoa học trong mỗi bài học.

Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 là cuốn sách thuộc bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Sách được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, giúp các em không ngừng sáng tạo trước thế giới tự nhiên rộng lớn, đồng thời tạo cơ hội cho các em vận dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày.

Các tác giả hi vọng cuốn sách Khoa học tự nhiên 6 sẽ là người bạn đồng hành hữu ích cùng các em khám phá thế giới tự nhiên, phát triển nhận thức, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

MỤC LỤC BÀI HỌC

📚PHẦN MỞ ĐẦU

🔶Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

🔶Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

🔶Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học

📚CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO

🔶Bài 4: Đo chiều dài

🔶Bài 5: Đo khối lượng

🔶Bài 6: Đo thời gian

🔶Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ

📚CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT

🔶Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất

📚CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

🔶Bài 9: Oxygen

🔶Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

📚CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG

🔶Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

🔶Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng

🔶Bài 13: Một số nguyên liệu

🔶Bài 14: Một số lương thực, thực phẩm

📚CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT

🔶Bài 15: Chất tinh khiết - Hỗn hợp

🔶Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

📚CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

🔶Bài 17: Tế bào

🔶Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

📚CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

🔶Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

🔶Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào

🔶Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật

📚CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

🔶Bài 22: Phân loại thế giới sống

🔶Bài 23: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân

🔶Bài 24: Virus

🔶Bài 25: Vi khuẩn

🔶Bài 26: Thực hành quan sát vi khuẩn

🔶Bài 27: Nguyên sinh vật

🔶Bài 28: Nấm

🔶Bài 29: Thực vật

🔶Bài 30: Thực hành phân loại thực vật

🔶Bài 31: Động vật

🔶Bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên

🔶Bài 33: Đa dạng sinh học

🔶Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

📚CHỦ ĐỀ 9: LỰC

🔶Bài 35: Lực và biểu diễn lực

🔶Bài 36: Tác dụng của lực

🔶Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng

🔶Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

🔶Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực

🔶Bài 40: Lực ma sát

📚CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG

🔶Bài 41: Năng lượng

🔶Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lương

📚CHỦ ĐỀ 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

🔶Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

🔶Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

🔶Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

Đăng nhận xét