Chữa trầm cảm nhẹ không dùng thuốc

Có thể bạn chưa biết rằng, thuốc chống trầm cảm được sử dụng ở nhiều mức độ trầm cảm khác nhau từ nặng, hoặc trầm cảm tái phát. Trong khi có một tỉ lệ rất lớn người mắc trầm cảm chỉ ở mức độ nhẹ hoặc vừa. Vậy, đối với chứng trầm cảm nhẹ, nếu chưa sử dụng thuốc chúng ta nên điều trị như thế nào?


Đầu tiên, hãy tìm hiểu đầy đủ về trầm cảm nhẹ


“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” nếu coi bệnh trầm cảm là kẻ thù thì câu nói này hoàn toàn đúng trong lĩnh vực y học. Vậy đầu tiên ta cần làm là tìm hiểu đầy đủ về bệnh lý trầm cảm, dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh, đây là cách để hiểu bản thân mình đang mắc phải vấn đề gì, từ đó đưa ra phương hướng, kế hoạch điều trị tốt nhất.
Trầm cảm nhẹ là một bệnh lý phổ biến mà phần lớn chúng ta đều có thể gặp phải ở một thời điểm nào đó trong suốt cuộc đời và ít được quan tâm, để ý. Nhưng nếu không được xử lý đúng cách, từ chứng trầm cảm nhẹ có thể chuyển biến thành trầm cảm nặng và các bệnh tâm thần khác. Trầm cảm nhẹ được nhận biết khi bạn khảo sát bằng bảng câu hỏi tầm soát trầm cảm (như PHQ-9 hay DMS-IV), mặc dù không đủ điểm để được kết luận là mắc trầm cảm nặng nhưng bạn đã có một vài triệu chứng trong số những triệu chứng được liệt kê.


Khi mắc trầm cảm nhẹ, có thể thầy thuốc của bạn sẽ không điều trị với thuốc ngay (trừ khi bạn đã có tiền sử mắc trầm cảm nặng, hoặc trầm cảm nhẹ đã kéo dài nhiều năm và gây cản trở tới khả năng giao tiếp, làm việc). Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp bạn thoát khỏi trầm cảm nhẹ mà không cần sử dụng tới thuốc:


Thay đổi thói quen và lối sống


Rèn luyện giấc ngủ hợp lý


Một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm là sự rối loạn của giấc ngủ. Người bệnh có thể mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều. Một giấc ngủ ngon và đủ giấc sẽ làm cho tinh thần sảng khoái, giảm bớt căng thẳng, lo âu. Vì vậy ta cần thay đổi về giờ giấc ngủ của mình một cách khoa học như đi ngủ và thức dậy vào cùng thời gian, kể cả những ngày nghỉ. Ngoài ra chúng ta nên tránh để những thiết bị công nghệ như điện thoại di động, ti vi máy nghe nhạc trong phòng ngủ vì những thiết bị này có thể gây gián đoạn cho giấc ngủ. Nếu việc chìm vào giấc ngủ quá khó khăn nên tìm đọc một quyển sách với nội dung tích cực sẽ giúp người bệnh dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
Đi bộ 30 phút hay uống một ly sữa nóng vào buổi tuổi cũng giúp bạn dễ ngủ hơn.


Luyện tập thể dục thể thao:


Luyện tập thể dục thể thao mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tập luyện giúp người bệnh giải phóng năng lượng phòng tránh cách bệnh gây ra do ngồi hoặc nằm quá lâu một chỗ, tăng những hưng phấn và sự tự tin trong cuộc sống và giảm những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, trầm cảm. Bất cứ một môn thể thao nào cũng đều tốt cho bệnh nhân mang bệnh lý trầm cảm, tuy nhiên nên chọn những môn thể thao có cường độ tập luyện nhẹ nhàng, chậm rãi người trầm cảm có thể dễ dàng tập luyện và thích ứng.


Ngồi thiền mỗi ngày


Khi trong đầu có quá nhiều những luồng suy nghĩ tiêu cực, lo lắng căng thẳng, thì việc ngồi tĩnh tâm, lắng lại sẽ giúp người bệnh giảm căng thẳng, giảm những triệu chứng của trầm cảm. Đồng thời ngồi thiền giúp cho bệnh nhân tập trung hơn, có ý thức về bản thân mình hơn trong hiện tại.


Giao tiếp xã hội nhiều hơn


Việc gặp gỡ bạn bè thường xuyên không chỉ giúp người bệnh giảm căng thẳng mà còn giúp người bệnh tạo nhiều mối quan hệ mới, cải thiện những kỹ năng giao tiếp. Hãy bỏ qua những câu hỏi xuất phát từ suy nghĩ tiêu cực của mình như “Không ai muốn dành thời gian nói chuyện với mình”, “mình sẽ thật sự cảm thấy áp lực hơn từ thành công của họ ” … những suy nghĩ này khiến người bệnh chần chừ và cuối cùng là bị cô lập do chính chiếc hộp mà mình tạo ra. Chọn ủ dột, lủi thủi một mình trong căn phòng hay đi gặp gỡ vui vẻ trò chuyện với bạn bè. Giao tiếp xã hội cũng là cơ hội để chia sẻ những gánh nặng về tâm lý, tìm được nguồn hỗ trợ tinh thần từ những người thân.


Chúng ta biết bản thân mình phải chọn gì rồi chứ?


Học hỏi những điều mới lạ


Bệnh lý trầm cảm sẽ hình thành cho người bệnh những tâm lý ngại thay đổi bản thân hoặc không dám thay đổi bản thân vì sợ thất bại, hàng ngày người bệnh cảm thấy cực ký tồi tệ với những lối mòn này. Thay vì cứ mãi đi theo những lối mòn đó tại sao không bước ra ngoài, thử thách bản thân mình với những điều mới lạ. Việc học hỏi những điều mới lạ có thể chỉ là những điều nhỏ nhất như tình nguyện giúp đỡ những người khó khăn hơn mình hoặc thử sức một lĩnh vực hoặc một nghành nghề yêu thích. Từ đó kích thích não bộ học hỏi và sáng tạo, giảm trầm cảm.


Tìm sự trợ giúp của người thân và chuyên gia tâm lý


Tìm đến gặp chuyên gia tâm lý: Việc trò chuyện với chuyên gia tâm lý là phương pháp tự nhiên nhất để điều trị bệnh lý trầm cảm, do vậy người bệnh phải chủ động tìm sự trợ giúp của bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Họ sẽ lắng nghe và có những chia sẻ tâm lý khiến bản thân người bệnh được ổn định hơn về cả mặt cảm xúc và thể chất. Dù bệnh lý trầm cảm có đỡ hoặc thuyên giảm thì người bệnh vẫn nên gặp chuyên gia tâm lý thường xuyên. Có người luôn lắng nghe và chia sẻ sẽ giúp cho người bệnh vững tin và loại bỏ được cảm giác cô đơn, lạc lõng một mình.


Đồng thời, chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh trầm cảm thấy được nguyên nhân sa sút khí sắc của mình nếu có để tự tìm cách giải quyết.


Tìm sự trợ giúp, hỗ trợ của người thân yêu: Trò chuyện và tâm sự với những người quan tâm và lo lắng cho người bệnh sẽ giúp người bệnh trút bỏ được những gánh nặng. Những suy nghĩ tiêu cực sẽ được bạn bè và người thân phân tích, từ đó người bệnh không còn những đấu tranh trong suy nghĩ, mà có thể biết được những suy nghĩ đó của mình là đúng hay sai. Đây là một cách trấn an về tâm lý rất hiệu quả trước khi người bệnh phải tìm đến các chuyên gia tâm lý.


Sử dụng các “Probiotic tâm trạng” (còn gọi là Psychobiotics)


Ruột được xem như là não bộ thứ 2 của con người. Chúng ta biết rằng đường ruột và não bộ liên kết với nhau qua 200-600 triệu tế bào thần kinh (Auton.Neurosci.2006, 125: 81-85 ) và giữa Não – đường ruột tồn tại sự tương tác hai chiều: các tín hiệu thông tin từ não có thể ảnh hưởng tới phương thức vận động, cảm giác, hấp thu và bài tiết của hệ thống đường ruột và ngươc lại các thông tin từ đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng tởi chức năng và hành vi của não bộ. Người ta gọi đó là trục NÃO- RUỘT. Cho tới nay các bằng chứng khoa học đã chứng minh hệ vi khuẩn chí đường ruột có vai trò tối quan trọng đối với tương tác hai chiều giữa não- ruột: các triệu chứng dạ dày-ruột như táo bón, tiêu chảy, đau bụng là các bệnh mắc kèm thường gặp trong nhiều bệnh tâm thần kinh . Mặt khác tình trạng mất tính đa dạng sinh học ( thay đổi trong thành phần của khuẩn chí đường ruột) hiện diện ở nhiều bệnh lý tâm thần kinh như trầm cảm, stress, phổ tự kỳ cũng như Parkinson, Alzheimer…Do vậy việc duy trì một hệ khuẩn chí đường ruột khỏe mạnh là rất quan trọng trong điều tiết hoạt động của trục não-ruột.


Các nghiên cứu ghi nhận sự thay đổi ý nghĩa thành phần của khuẩn chí đường ruột , đặc biệt sự suy giảm đáng kể các vi khuẩn có lợi như Lactobacillus, Bifidobacterium ở người bị trầm cảm, stress…gây ra sự dẫn truyền thông tin sai lệch từ ruột lên não bộ, hậu quả là dẫn tới các triệu chứng của trầm cảm như lo âu, căng thẳng, suy giảm nhận thức… Chính vì vậy, các nhà khoa học đã dùng những chủng vi khuẩn có lợi được chọn lọc đặc biệt nhờ khả năng tác động tích cực lên hoạt động của trục não – ruột gọi là psychobiotics để tái lập lại sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ bảo vệ và cải thiện sức khỏe của đường ruột do đó giúp bình thường hóa tương tác thông tin giữa NÃO- RUỘT và giảm các triêu chứng mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, đau đầu, …


Psychobiotic là các chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt khi sử dụng với lượng đủ sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe tâm thần.

Khác với những probiotics (hay men vi sinh) thông thường chủ yếu tác động tại lòng ruột nhằm cải thiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón …, psycho-biotics là khái niệm chỉ những chủng vi khuẩn probiotics có tác dụng chọn lọc lên hàng rào biểu mô ruột non – “cánh cổng” vô cùng quan trọng của niêm mạc ruột đối với sức khỏe của con người – giúp bảo vệ tính toàn vẹn của hàng rào này , thông qua đó ngăn chặn những chất độc hại và vi khuẩn xâm nhập vào máu, kích hoạt các phản ứng viêm và miễn dịch gây ra các dẫn truyền thông tin sai lệch lên não bộ từ đó dẫn tới triệu chứng tâm thần kinh như trầm cảm , lo âu , …Nghiên cứu phân tích gồm của nhiều tác giả khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả của sử dụng các chủng probiotics đăc biệt trên người ghi nhận “ sử dụng probiotics cho các bệnh nhân trầm cảm ở các mức độ khác nhau cũng như trên người tình nguyện khỏe mạnh có hiệu quả giảm các thang điểm đánh giá trầm cảm” (Nutrients 2016,8,483) . Trong một nghiên cứu khác (Journal of Affective Disorders 228 .2018: 13-19.) gồm 10 thử nghiệm lâm sàng với 1349 bệnh nhân sử dụng probiotics hoặc giả dược cũng ghi nhận có sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng trầm cảm mức độ nhẹ đến vừa ( SMD −0.684, 95% CI −1.296 to −0.0712, P=0.029).


Đây là một lựa chọn khá hữu ích và đặc biệt an toàn cho người mắc trầm cảm nhẹ, tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn đúng loại men vi sinh mình cần để tránh nhầm lẫn với những men vi sinh dùng cho bệnh tiêu hóa. Trong phần công dụng hoặc chỉ định, đối tượng sử dụng của những sản phẩm psychobiotics phải có ghi rõ dùng cho những người mắc chứng trầm cảm, lo âu, stress, mệt mỏi mạn tính…


Trên đây là những cách chữa bệnh trầm cảm nhẹ không dùng thuốc có thể tham khảo. Những phương pháp tự nhiên thường mất nhiều công sức và đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Do vậy người bệnh phải tuân thủ thực hiện mỗi ngày để đạt được kết quả điều trị hiệu quả nhất.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn